NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Học thuyết hình thái kinh tế xã hội:
- Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội
- Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
- Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội
- Sự phát triển các hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử-tự nhiên
2. Ý thức xã hội:
1. Khái niệm, vai trò của sản xuất vật chất và phương thức sản xuất:
1.1.Khái niệm:
- Sản xuất vật chất là hoạt động khi con người sử dụng công cụ lao động tác động (trực tiếp hay gián tiếp) vào đối tượng lao động nhằm cải biến các dạng vật chất của tự nhiên, tạo ra của cải cần thiết mà các dạng vật chất trong tự nhiên không có để thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển.
Ví dụ: Con người tham gia trồng trọt, chăn nuôi để tạo ra lương thực – thực phẩm.
- Phương thức sản xuất là cách thức con nguời thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định.
1.2. Vai trò:
Vai trò của sản xuất vật chất đối với đời sống xã hội:
- Là yêu cầu khách quan cơ bản; là một hành động lịch sử mà hiện nay cũng như hàng ngàn năm trước đây con người vẫn phải tiến hành.
- Lịch sử phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
- Là cơ sở để hình thành nên các mối quan hệ xã hội khác.
- Là cơ sở của sự tiến bộ xã hội.
Vai trò của phương thức xã hội đối với đời sống xã hội:
- Phương thức sản xuất quyết định tính chất của xã hội.
- Phương thức sản xuất quyết định sự chuyển biến của xã hội loài người qua các giai đoạn lịch sử.
2. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:
- Lực lượng sản xuất: Toàn bộ năng lực thực tiễn tạo thành khả năng thực tế cải biến giới tự nhiên.
- Quan hệ sản xuất: Mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình lao động sản xuất, là mặt xã hội của phương thức sản xuất.
- Có 2 kiểu quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất cơ bản:
- Sở hữu tư nhân (sở hữu CHNL, PK, TBCN)
- Sở hữu xã hội (sở hữu CSCN)
Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:
- Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.
- Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn.
- Lực lượng sản xuất quy định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.
👉 Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất, trình độ phát triển của Lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản, nền tảng chi phối toàn bộ lịch sử phát triển của xã hội loài người. Do đó, khi giải thích sự phát triển của xã hội, phân tích nguyên nhân, sự biến đổi của xã hội, thì phải xuất phát từ quy luật này.
3.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:
- Cơ sở hạ tầng: Là tổng hợp những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định.
- Các yếu tố của cơ sở hạ tầng:
- Quan hệ sản xuất tàn dư (trước đó)
- Quan hệ sản xuất thống trị (đang tồn tại chủ đạo)
- Quan hệ sản xuất mới (tương lai)
- Kiến trúc thượng tầng : Là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng về xã hội như chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật v.v… với những thiết chế xã hội tương ứng (Nhà nước, đảng phái, tôn giáo các tổ chức chính trị - xã hội khác…) được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
3.2. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:
- Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng:
- Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, còn kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh đối với cơ sở hạ tầng, phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng.
- Vai trò tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng:
- Một kiến trúc hạ tầng tiến bộ khi nó bảo vệ cơ sở hạ tầng tiến bộ; ngược lại, một kiến trúc hạ tầng bảo thủ, phản khoa học, thậm chí phản động khi bảo vệ cơ sở hạ tầng phản tiến bộ.
4. Sự phát triển các hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử-tự nhiên:
4.1. Khái niệm, kết cấu hình thái kinh tế-xã hội:
- Hình thái kinh tế-xã hội: là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ xã hội ở từng nấc thang lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất với một kiến trúc hạ tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.
4.2. Quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển kinh tế-xã hội:
C.Marx: "…Tôi nói, sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên…"
- Sự vận động và phát triển của xã hội không tuân theo ý chí chủ quan của con người mà tuân theo các quy luật khách quan, đó là các quy luật của chính bản thân cấu trúc hình thái kinh tế-xã hội.
- Nguồn gốc của mỗi sự vận động, phát triển của xã hội, của lịch sử nhân loại, của mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội đều có nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp từ sự phát triển của lực lượng sản xuất của xã hội.
- Quá trình phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội là sự phát triển của lịch sử xã hội loài người.
👉 Trong khi khẳng định tính chất lịch sử - tự nhiên, tức tính quy luật khách quan của sự vận động, phát triển xã hội, chủ nghĩa
Marx-Lenin cũng đồng thời khẳng định vai trò của các nhân tố khác đối với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.
( To be continue )
0 Nhận xét