CHƯƠNG 2: CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ BIỆN CHỨNG (1)

 Nội dung bài học:

1. Vật chất và ý thức:

  • Vật chất và các hình thức tồn tại của vật chất
  • Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức
  • Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

2. Phép biện chứng duy vật:

  • Hai loại hình phép biện chứng và phép biện chứng duy vât
  • Nội dung của phép biện chứng duy vật

3. Lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật:

  • Các nguyên tắc của lý luận nhận thức duy vật biện chứng
  • Nguồn gốc, bản chất của nhận thức
  • Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
  • Các giai đoạn của quá trình nhận thức
  • Tính chất của chân lý


1.Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của vật chất:

Định nghĩa phạm trù vật chất

            Vật chất với tính cách là một phạm trù triết học ra đời trong triết học Hy Lạp cổ đại. Ngay từ đầu, xung quanh phạm trù này đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Như­ng phạm trù vật chất đư­ợc hiểu rất khác nhau, phụ thuộc vào sự phát triển của hoạt động nhận thức và thực tiễn trong từng thời kỳ lịch sử của nhân loại.

Định nghĩa vật chất của Lenin:

  • "Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con ng­ười trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác".
  • Theo Lưnin, phạm trù vật chất là  một phạm trù “rộng đến cùng cực, rộng nhất mà cho đến nay, thực ra nhận thức luận vẫn chưa vượt qua được” nên không thể định nghĩa vật chất bằng phương pháp thông thường, đem quy nó về một vật thể, một thuộc tính hoặc vào một phạm trù rộng lớn hơn được. 
  • Trong định nghĩa, Lenin đã chỉ rõ khi vật chất đối lập với ý thức trong nhận thức luận thì cái quan trọng nhất để nhận biết nó chính là thuộc tính khách quan. "Vật chất là thực tại khách quan đ­ược đem lại cho con ngư­ời trong cảm giác.. .và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác".

👉Như vậy, định nghĩa vật chất của Lenin bao gồm những nội dung cơ bản sau:
  • Vật chất có trư­ớc, ý thức có sau; vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức.
  • Vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức; cái gây nên cảm giác ở con người khi trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên giác quan con người.
  • Cảm giác, ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của vật chất. Ý thức con ngư­ời là sự phản ánh thực tại khách quan, nghĩa là con ngư­ời có khả năng nhận thức được thế giới.

 2. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức

Nguồn gốc của ý thức:

  • Nguồn gốc tự nhiên:
          Dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên nhất là sinh lý học thần kinh, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao  là bộ óc con người.
  • Nguồn gốc xã hội:
          Để ý thức có thể ra đời, những nguồn gốc tự nhiên là rất cần thiết nhưng chưa đủ. Điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức là nguồn gốc xã hội, thể hiện ở vai trò của lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội.          

Bản chất của ý thức

  • Ý thức "là cái vật chất đ­ược đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó.
  • Tính sáng tạo của ý thức được thể hiện ra rất phong phú. 

Kết cấu của ý thức

            Ý thức là một hiện tượng tâm lý - xã hội có kết cấu rất phức tạp bao gồm nhiều thành tố khác nhau có quan hệ với nhau. Có thể chia cấu trúc của ý thức theo hai chiều:
            a. Theo chiều ngang: Bao gồm các yếu tố như tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý chí ..., trong đó tri thức là yếu tố cơ bản, cốt lõi.
            b. Theo chiều dọc: Bao gồm các yếu tố như tự ý thức, tiềm thức, vô thức.


 

3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:

            Vật chất và ý thức có quan hệ 2 chiều và tác động qua lại lẫn nhau. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được thể hiện qua nhận thức và thực tiễn như sau:

  • Thứ nhất: Vật chất có vai trò quyết định ý thức
  • Thứ hai: Ý thức tác động trở lại vật chất


👉 Ý thức không thể thoát ly hiện thực khách quan, sức mạnh của ý thức được chứng tỏ qua việc nhận thức hiện thực khách quan và từ đó xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu ý chí để hoạt động của con người có thể tác động trở lại vật chất. Việc tác động tích cực lên vật chất thì xã hội sẽ ngày càng phát triển và ngược lại, nếu nhận tức không dùng, ý thức sẽ kìm hãm lịch sử.

👉 Ý nghĩa phương pháp luận:
  • Phải luôn xuất phát từ hiện thực khách quan trong mọi hoạt động
  • Phát huy tính năng động, sáng tạo, sức mạnh to lớn của yếu tố con người.

    0 Nhận xét