SÁNG TỎ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM CỦA G.F.HEGEL

Phép biện chứng duy tâm của GeorgWilhelm Friedrich Hegel

We learn from history that we don't learn from history

 

  • Georg Wilhelm Friedrich Hegel là một triết gia đến từ Đức, một trong những người sáng lập triết học Đức trong biểu hiện cổ điển của nó.
  • Hegel là người có công lớn trong việc phát triển triết học thế giới vì ông là người đầu tiên sử dung phép duy vật biện chứng một cách có hệ thống, chính nhờ vào phép duy vật biện chứng của Hegel mà Marx đã có những thành công rực rỡ trong việc phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học, là hạt nhân của chủ nghĩa Max-Lênin ngày nay.

1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TRIẾT HỌC HEGEL:

  •  Đối với Hegel, triết học của ông được hình thành và chịu ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử nước Đức trong giai đoạn cuối thế kỷ XVIII – giữa thế kỷ XIX.
  • Bên cạnh đó, bối cảnh gia đình và tiểu sử cá nhân cũng là một trong những nét đặc thù gắn với mỗi nhà tư tưởng, triết gia. 

2.ĐẶC ĐIỂM PHÉP BIỆN CHỨNG CỦA HEGEL:

   Hệ thống triết học của ông được xây dựng dựa trên 4 luận điểm nền tảng:
  • Một là, thừa nhận tồn tại y niệm tuyệt đối.
  • Hai là, thừa nhận sự phát triển của ý niệm tuyệt đối.
  • Ba là, thừa nhận ý thức con người là sản phẩm của lịch sử. 
  • Bốn là, triết học là học thuyết về ý niệm tuyệt đối. 
  Những luận điểm trên đã được ông trình bày chi tiết trong bộ Bách khoa toàn thư các khoa học triết học - bao gồm 3 quyển là Khoa học logic, Triết học tự nhiên Triết học tinh thần.

1.Khoa học logic:

  • Là tác phẩm quan trọng nhất của Hệ thống triết học Hegel, Khoa học logic nghiên cứu ý niệm tuyệt đối ở giai đoạn sơ khai, nhưng lại là xuất phát điểm của hệ thống.
  • Trong học thuyết về tồn tại, Hêghen vạch ra tính quy định lẫn nhau giữa lượng và chất.
  • Trong học thuyết về bản chất, Hegel bàn về bản chất - hiện tượng - hiện thực, nghĩa là bàn về sự tự vận động phát triển của các phạm trù: đồng nhất - khác biệt – đối lập – mâu thuẫn, bản chất – hiện tượng, nội dung – hình thức, khả năng – hiện thực, nguyên nhân – kết quả, khả năng – hiện thực
  • Trong học thuyết về khái niệm, Hegel bàn về sự tự vận động phát triển của ý niệm tuyệt đối thông qua các hình thức tồn tại chủ quan của nó như khái niệm – phán đoán – suy luận, bàn về thực tiễn, về chân lý hay ý niệm – sự thống nhất giữa khái niệm và thực tiễn.

2.Triết học tự nhiên:

  • Đây là học thuyết về giới tự nhiên với tính cách là một dạng tồn tại khác của ý niệm tuyệt đối dưới dạng các sự vật vật chất
  • Hegel cố gắng trình bày giới tự nhiên như một chỉnh thể thống nhất mà trong nó, mọi vật có liên hệ hữu cơ với nhau. Tuy nhiên, do coi giới tự nhiên là sự tha hóa của ý niệm tuyệt đối. Vì vậy, Triết học tự nhiên là bộ phận yếu nhất trong toàn bộ hệ thống triết học của ông.

3.Triết học tinh thần:

  • Đây là phần thứ ba trong hệ thống Hegel, tại đây, ông xem xét ý niệm tuyệt đối ở giai đoạn cuối cùng trên con đường diễu hành nơi trần gian, từ bỏ giới tự nhiên, khắc phục sự tha hóa, quay về lại chính mình như thế nào.
  • Tinh thần chủ quan thể hiện sự tồn tại của mình trước hết trong linh hồn con người (nhân loại học); sau đó, nó thể hiện trong ý thức (hiện tượng học) để phân biệt với cơ thể; và sau cùng, nó thể hiện trong tri thức (tâm lý học) - cái tinh thần bắt thế giới bên ngoài phục tùng nó.
  • Tinh thần khách quan là sự phủ định biện chứng tinh thần chủ quan. 
  • Tinh thần tuyệt đối là sự thống nhất của tinh thần chủ quan và tinh thần khách quan. 

Nhận định tổng quát về Hệ thống triết học Hegel:

  • Thế giới quan duy tâm là thế giới quan xuyên suốt toàn bộ nội dung triết học Hegel. Mọi sự vật, quá trình dù là vật chất hay tinh thần đều là hiện thân của ý niệm tuyệt đối. Ý niệm tuyệt đối chi phối mọi sự sinh thành, tồn tại và tiêu vong của hết thảy mọi cái trong thế giới.
  • Phép biện chứng là linh hồn sống động của hệ thống triết học Hegel. Tư tưởng về mối liên hệ phổ biến - mọi cái đều là hiện thân, là các giai đoạn khác nhau nhưng liên hệ lẫn nhau của ý niệm tuyệt đối và tư tưởng về sự phát triển - quá trình phủ định biện chứng của ý niệm tuyệt đối -… là những tư tưởng cơ bản xuyên suốt, là mạch suối ngầm thấm chảy qua toàn bộ hệ thống của Hegel.

👉Suy cho cùng, với một hệ thống triết học tương đối hoàn chỉnh, với tri thức bách khoa, kiến thức uyên bác và thiên tài , Hegel trở thành nhà triết học lớn nhất thời bấy giờ. Học thuyết của ông khép lại một giai đoạn phát triển triết học đầy sôi động, đồng thời mở ra một giai đoạn cách mạng mới trong lịch sử triết học - giai đoạn gắn tư tưởng triết học với thực tiễn cách mạng.

💪Để biết chi tiết thêm những thông tin về phép biện chứng của G.F.Hegel mời các bạn xem Powerpoint của nhóm mình nha!


1 Nhận xét