CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC VỀ TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (2)

 VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MARX-LENIN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI



1. Sự ra đời và phát triển của triết học Marx-Lenin:   

  •  Điều kiện kinh tế - xã hội:

           - Sự củng cố và phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cách mạng nông nghiệp.

            - Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử với tư cách một lực lượng chính trị- xã hội độc lập là nhân tố chính trị- xã hội quan trọng cho sự ra đời triết học Marx.

            - Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản là cơ sở chủ yếu nhất cho sự ra đời triết học Marx.

  •  Nguồn gốc lý luận: 

                - Trực tiếp là triết học Cổ Điển Đức đại biểu là Hegel và FeuerBach

           - Kinh tế chính trị Anh

           - Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp

  • Tiền đề khoa học tự nhiên:

                 - Học thuyết tế bào (Matthias Jakob Schleiden, Thedor Schwan, Rudolf Virchow)

            - Định luật bảo toàn năng lượng ( M.V. Lomonosov)

            - Học thuyết tiến bào (Char Charles Robert Darwin, Chevalier Lamarck)

  • Những thời kì chủ yếu trong sự hình thành và phát triển của triết học Mac:

               - Thời kỳ hình thành tư tưởng triết học với bước quá độ từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản( 1841- 1844).

            - Thời kỳ đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

            - Thời kỳ C, Mac và Ăngghen bổ sung và phát triển toàn diện lý luận triết học( 1848- 1895).

  • Giai đoạn Lenin trong sự phát triển triết học Marx:

            - Sự hình thành giai đoạn Lenin trong triết học Marx gắn liền với những sự kiện quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Đó là sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa đế quốc.

            - Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhwuxng phát minh lớn trong lĩnh vực khoa holjc tự nhiên( đặc biệt trong lý học) đưược thực hiện đã làm đảo lộn quan niệm về thế giới của vật lý học cổ điển.


2. Đối tượng nghiên cứu của triết học:

  • Khái niệm triết học Marx-Lenin: Là hệ thống quan niệm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội và tư duy- thê giới quan và phương pháp khoa học, cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các lực lượng xã hội tiến bộ trong nhận thức và cải tạo thế giới.
  •  Đối tượng của triết học Marx-Lenin: giải quyết  mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy


3.Chức năng của triết học Marx-Lenin:

  •  Chức năng thế giới quan:

               - Định hướng cho con người nhận thức đúng đắn thế giới hiện thực.

               - Giúp con người hình thành quan điểm khoa học định hướng mọi hoạt động từđó xác định thái độ và cả cách thức hoạt động của mình.

               - Nâng cao vai trò sáng tạo tích cực của con người.

               - Là cơ sở khoa học để đấu tranh với các loại thế giới quaun duy tâm, tôn giáo , phản khoa học.

  •  Chức năng của phương pháp luận:

               - Là phương pháp chung của toàn bộ nhận thức khoa học. Trang bị cho con người hệ thống những nguyên tắc phương pháp luận chung nhất cho hoạt động nhận thức và thực tiễn.


4.Vai trò của triết học Marx-Lenin trong dời sống xã hội và trong sự đổi mới ở ViệtNam hiện nay:

  •  Là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng cho con người trong nhận thức và thực tiễn.
  • Là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cáchmạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ.
  • Là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

💪 (To be continue)

0 Nhận xét