CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC VỀ TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (1)

Nội dung bài học:

1.Triết học và vấn đề cơ bản của triết học:

  • Khái lược về triết học
  • Vấn đề cơ bản của triết học
  • Biện chứng và siêu hình

2. Triết học Marx-Lenin và vai trò trong đời sống xã hội:

  • Sự ra đời và phát triển của triết học
  • Đối tượng và chức năng của triết học Marx-Lenin
  • Vai trò của triết học trong đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay
                             

  • Marx viết: “Triết học không treo lơ lửng bên ngoài thế giới, cũng như bộ óc không tồn tại bên ngoài con người”
  • Triết học khác các môn khoa học khác: sử dụng các công cụ lý tính, tiêu chuẩn logic và những kinh nghiệm mà con người khám phá thực tại để diễn tả và khái quát thê giới bằng lý luận.Không phải mọi triết học đều là khoa học, song các học thuyết triết học đều đóng góp ít nhiều, nhất định cho sự hình thành tri thức khoa học triết học trong lịch sử.

Vấn đề cơ bản của triết học:


  • Các học thuyết triết học rất đa dạng, song cũng đều phải trả lời các câu hỏi vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau cái nào quyết định cái nào? Vật chất và ý thức có quan hệ với nhau như thế nào?...Câu trả lời cho các câu hỏi này có ảnh hưởng trực tiếp tới những vấn đề khác của triết học.
  •  Do đó vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay giữa ý thức và vật chất được coi là vấn đề cơ bản của triết học.

Hoạt động nhóm

Từng thời kì triết học:

  • Triết học thời cổ, trung đại. Lần đầu tiên các học thuyết triết học xuất hiện vào khoảng hơn 2.500 năm trước ở Ấn Độ, ở Trung Hoa và ở Hy Lạp cổ đại v.v.
  • Triết học thời Trung cổ. Cùng với sự xuất hiện của chế độ phong kiến, Thiên chúa giáo đã ngự trị thế giới quan ở Tây Âu. 
  •  Triết học thời Phục hưng. Sự phát triển của nền sản xuất vật chất, cuộc đấu tranh giai cấp trong phương thức sản xuất phong kiến ngày càng trở nên gay gắt hơn đã dẫn tới điều tất yếu là chủ nghĩa tư bản phải thay thế chủ nghĩa phong kiến.
  • Triết học thời cận đại. Người đầu tiên sinh ra chủ nghĩa duy vật thời cận đại là Ph.Bêcơn (1561-1626, Anh), người cho rằng mục đích tối cao của khoa học là bảo đảm cho sự thống trị của con người đối với tự nhiên.  

2. Triết học thời kì Trung cổ: 

Timeline Triết học Kinh Viện


  • Thời kỳ sơ khai triết học kinh viện tuyên bố mình như phải đối lập không chỉ với học thuyết của những nhà “dị giáo”, mà cả với những đại diện của cái gọi là đức tin thuần túy, tức phái chủ trương không chấp nhận vai trò của lý trí. 
  • Thời cực thịnh diễn ra vào các thế kỷ XII - XIII, phát triển trong các trường đại học trung cổ, mà trung tâm chung là Đại học Paris. Chủ nghĩa Platon dần dần bị thay bằng chủ nghĩa Aristote. 
  • Sau thời kỳ cực thịnh, chủ nghĩa kinh viện đã đi vào giai đoạn suy thoái với sự ra đời của khoa học thực nghiệm và sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa duy danh đã tạo điều kiện thuận lợi cho triết học và khoa học chuyển sang giai đoạn phát triển mới.


3. Ảnh hưởng của triết học Kinh viện đến Kiến trúc thời kỳ Trung Cổ:

 Powerpoint nhóm  : Ảnh hưởng của Triết học Kinh Viện lên kiến trúc Trung Cổ

  • Nhận xét: Triết học kinh viện phát triển ban đầu từ các tu viện Kitô tới các đại học Âu Châu nên tôn giáo ảnh hưởng nhiều đến kiến trúc. Các nhà thờ, lâu đài,... đều được tu sửa lại chủ yếu với 3 lối kiến trúc:  kiến trúc tiền Romanesque, kiến trúc Romanesque kiến trúc Gothic. 

0 Nhận xét