CHƯƠNG 2: CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ BIỆN CHỨNG (2)

  Hai loại hình biện chứng và phép biện chứng duy vật

Biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan


Khái niệm biện chứng:  

  • Biện chứng là quan điểm, phương pháp “xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng trong mối quan hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và tiêu vong của chúng”.

Biện chứng lại được chia thành biện chứng khách quan biện chứng chủ quan.

  • Biện chứng khách quan là khái niệm dùng để chỉ biện chứng của bản thân thế giới tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người.
  • Biện chứng chủ quan là khái niệm dùng để chỉ biện chứng của sự thống nhất giữa logic (biện chứng), phép biện chứng và lý luận nhận thức, là tư duy biện chứng và biện chứng của chính quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người.

Mối quan hệ giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan: thống nhất với nhau, tạo nên cơ sở phương pháp luận của hoạt động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội.


Tính độc lập tương đối của biện chứng chủ quan với biện chứng khách quan: được thể hiện trên thực tế: sự vật, hiện tượng được phản ánh và nhận thức của con người về chúng không hoàn toàn trùng khít nhau, bởi quá trình tư duy, nhận thức còn phải tuân theo những quy luật mang tính mục đích và sáng tạo của con người.


Khái niệm phép biện chứng duy vật

  •  Ph.Ăngghen định nghĩa “phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”
  • V.I.Lenin định nghĩa “Phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn phát triển không ngừng." 


Đặc điểm và vai trò của phép biện chứng duy vật.

  •  Về đặc điểm: phép biện chứng duy vật hình thành từ sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng; giữa lý luận nhận thức và lôgíc biện chứng; mỗi nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng đều được luận giải trên cơ sở khoa học và được chứng minh bằng toàn bộ sự phát triển của khoa học tự nhiên trước đó.
  • Về vai trò: phép biện chứng duy vật đã kế thừa và phát triển phép biện chứng từ tự phát đến tự giác, tạo ra chức năng phương pháp luận chung nhất, giúp định hướng việc đề ra các nguyên tắc tươngại phương pháp giải thích những quá trình phát triển diễn ra trong thế giới, giải thích những mối quan hệ chung, những bước quá độ từ lĩnh vực nghiên cứu này sang lĩnh vực khác ứng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn và là một hình thức tư duy hiệu quả quan trọng nhất đối với khoa học, bởi chỉ có nó mới có thể đem lại

👉 Để có thêm thông tin về 2 nguyên lý của phép biện chứng duy vật các bạn có thể tham khảo bài soạn của nhóm mình.

0 Nhận xét