CHƯƠNG 2: CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ BIỆN CHỨNG (3)

LÝ LUẬN NHẬN THỨC CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT

1. Bản chất của nhận thức:

  • Quan niệm về nhận thức của các trào lưu triết học trước Marx:

              - Chủ nghĩa duy tâm khách quan coi nhận thức là sự “hồi tưởng lại” của linh hồn bất tử về “thế giới các ý niệm” hoặc là sự “tự ý thức về mình của ý niệm tuyệt

đối”.  

              - Còn chủ nghĩa duy tâm chủ quan lại cho rằng nhận thức chỉ là sự phức hợp những cảm giác của con người.

  • Quan niệm về bản chất nhận thức của triết học Marx-Lenin:

              - Học thuyết này ra đời đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lý luận nhận thức vì đã xây dựng được những quan điểm khoa học đúng đắn về bản chất của nhận thức. Học thuyết này ra đời dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:

  1. Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập đối với ý thức của con người.
  2. Thừa nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người.
  3. Khẳng định sự phản ánh đó là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo.
  4. Coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức, là động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.

👉Dựa trên nguyên tắc trên, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào trong đầu óc con người trên cơ sở thực tiễn.


2. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:

  • Phạm trù thực tiễn:

                 Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
              - Khác với hoạt động tư duy, trong hoạt động thực tiễn, con người sử dụng những công cụ vật chất tác động vào đối tượng vật chất làm biến đổi chúng theo mục đích của mình. Đây là hoạt động đặc trưng và bản chất của con người.
👉Do vậy, thực tiễn bao giờ cũng là hoạt động vật chất có mục đích và mang tính lịch sử - xã hội.

Hoạt động thực tiễn có ba hình thức cơ bản: hoạt động sản xuất vật chấthoạt động chính trị xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học.

              - Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực tiễn.
              - Hoạt động chính trị xã hội là hoạt động của các tổ chức cộng đồng người khác nhau nhằm cải biến các mối quan hệ xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển.
              - Thực nghiệm khoa học là hoạt động được tiến hành trong đều kiện do con người tạo ra gần giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định các quy luật vận động  của đối tượng nghiên cứu.


  •  Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:

                  Xuất phát từ nhu cầu cần đo đạc diện tích, đo sức chứa của các bình mà toán học ra đời và phát triển... Suy cho cùng không có một lĩnh vực nào lại không xuất phát từ thực tiễn, không nhằm vào việc phục vụ hướng dẫn thực tiễn.
               - Mặt khác, nhờ có hoạt động thực tiễn mà các giác quan con người ngày càng được hoàn thiện; năng lực tư duy lôgíc không ngừng được củng cố và phát triển;... 
               - Hơn nữa, nhận thức ra đời và không ngừng hoàn thiện trước hết không phải vì bản thân nhận thức mà là vì thực tiễn, nhằm giải đáp các vấn đề thực tiễn đặt ra và để chỉ đạo, định hướng hoạt động thực tiễn.

C. Mác viết: Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý.

👉 Như vậy, thực tiễn vừa là cơ sở, động lực vừa là mục đích của nhận thức. Không những thế thực tiễn còn là tiêu chuẩn để kiểm tra kết quả nhận thức, kiểm tra chân lý. 

3. Các giai đoạn của quá trình nhận thức:

    •         Nhận thức là một quá trình biện chứng diễn ra rất phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn, hình thức khác nhau. 

    4. Các tính chất của chân lý:

        • Khái niệm của chân lý:

                      - Trong phạm vi lý luận nhận thức của chủ nghĩa Marx-Lenin, khái niệm chân lý dùng để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan; sự phù hợp đó đã được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn.

        • Các tính chất của chân lý:

                        Tính khách quan của chân lý là nói: tính phù hợp nữa tri thức và thực tại khách quan; không phụ thuộc ý chí chủ quan.
                    - Tính cụ thể của chân lý là nói: tính có điều kiện của mỗi tri thức, phản ánh sự vật trong các điều kiện xác định (không gian, thời gian, góc độ phản ánh,..).
                      - Tính tương đối và tính tuyệt đối của chân lý là nói: mỗi chân lý chỉ tuyệt đối đúng trong một giới hạn nhất dịnh, còn ngoài giới hạn đó thì nó có thể không đúng; mặt khác, mỗi chân lý, trong điều kiện xác định, nó mới chỉ phản ánh được một phần thực tại khách quan.

        💪(Tổng kết chương 2)


        0 Nhận xét