CHƯƠNG 3: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ (2)

 

Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội:

  1.1. Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội:

  • Tồn tại xã hội : là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, bao gồm môi trường tự nhiên, dân số và phương thức sản xuất. Trong đó yếu tố quan trọng nhất là PTSX.
  • Ý thức xã hội: là tất cả các mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm những quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, …nảy sinh từ tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển lịch sử xã hội nhất định.

  1.2. Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội:

  • Tồn tại xã hội quyết định sự ra đời của ý thức xã hội. 
  • Tồn tại xã hội  quyết định sự biến đổi ý thức xã hội. 
  • Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội thường thông qua các khâu trung gian. 
👉 Do đó: Không thể tìm nguồn gốc của tư tưởng, lý luận trong đầu óc con người mà phải tìm ở điều kiện vật chất.

1.3. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội:

  • Tồn tại xã hội có trước quyết định sự ra đời ý thức xã hội còn ý thức xã hội có sau là sự phản ánh tồn tại xã hội. 
  • Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội do những nguyên nhân sau: 
              - Ý thức xã hội không phản ánh kịp hoạt động thực tiễn của                       con ng­ười.
              - Do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng                         như do tính lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái ý thức xã                     hội.
              - Do vấn đề lợi ích.
  • Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội:
                                  Tính cực  → Thúc đẩy
                                  Tiêu cực     Kìm hãm
  • Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình:
              - Tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội thể hiện                     những quan điểm, lý luận của mỗi thời đại đều                                         dựa trên cơ sở tài liệu lý luận của thế hệ trước. 
              - Kế thừa thể hiện tính tất yếu khách quan, tính tiến lên trong                   sự phát triển. 
              - Trong xã hội có giai cấp, tính chất kế thừa của ý thức xã hội                     gắn với tính chất giai cấp của nó.
  • Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng:

  • Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội:
              - Sự tác động của ý thức xã hội có thể theo hai khuynh hướng đối lập nhau. 
              - Tư tưởng khoa học và tiến bộ góp phần thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển. 
              - Nếu ý thức xã hội lạc hậu, phản động sẽ cản trở sự phát triển tồn tại xã hội.

    0 Nhận xét