1.Triết học về con người:
1.1. Con người và bản chất con người:
- Khái niệm về con người: Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội, có sự thống nhất biện chứng giữa tự nhiên và xã hội.
- Nguồn gốc tự nhiên của con người được phân tích theo hai giác độ sau:
- Thứ nhất, con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới nhiên. Cơ sở khoa học của kết luận này đã được chứng minh bằng toàn bộ phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên, đặc biệt là học thuyết tiến hóa của S. Darwin về sự tiến hóa của các loài.
- Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên cũng “là thân thể vô cơ của con người”
- Nguồn gốc xã hội của con người được phân tích theo hai giác độ sau:
- Một là, là nhân tố lao động, chính nhờ lao động mà con người có khả năng vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển thành người.
- Hai là, xét từ giác độ tồn tại và phát triển của con người, loài người thì sự tồn tại của nó luôn luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các quy luật xã hội.
1.2. Bản chất của con người:
- Triết học Marx-Lenin khẳng định “Con người mang bản chất xã hội. Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội”:
- Con người có bản chất xã hội nghĩa là bản chất của con người quy định bởi điều kiện xã hội. Con người sống trong môi trường xã hội nào thì mang bản chất của xã hội ấy.
- “Trong tính hiện thực” nghĩa là trong thực tế không có con người nói chung chung, con người nói chung chỉ là khái niệm, mà chỉ có con người trong những điều kiện cụ thể.
- “Bản chất con người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội” nghĩa là các mối quan hệ không ngừng xâm nhập, tác động, quy định lẫn nhau, làm nên bản chất của con người.
👉 Từ quan điểm của triết học Marx-Lenin về con người và bản chất con người ta rút ra được:
- Bản chất của con người không được sinh ra mà được sinh thành, tức là bản chất của con người được hình thành và biến đổi bởi các quy luật xã hội.
- Con người là sản phẩm của lịch sử, lịch sử sáng tạo ra con người trong chừng mực nào đó, thì con người cũng sáng tạo ra lịch sử trong chừng mực nhất định.
- Muốn giải phóng con người thì phải xóa bỏ những mối quan hệ kìm hãm sự phát triển của con người.
2. Khái niệm quần chúng nhân dân và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân và cá nhân:
2.1. Khái niệm quần chúng nhân dân và cá nhân:
- Quần chúng nhân dân là một bộ phận đông đảo dân cư có cùng chung lợi ich căn bản, bao gồm những thành phần, tần lớp xã hội và giai cấp được liên kết thành một tập thể dưới sự lãnh đạo của một cá nhân, tổ chức đảng phái nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của một thời đại nhất định.
- Cá nhân là phạm trù dùng để chỉ mỗi con người cụ thể sống trong một cộng đồng xã hội nhất định và được phân biệt với những con người khác thông qua tính đơn nhất và tính phổ biến của nó.
2.2. Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân và vai trò của cá nhân trong lịch sử:
- Triết học Marx– Lenin khẳng định: Quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo ra lịchsử, có vai trò quyết định tới sự phát triển của lịch sử. Vì:
- Quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, cơ sở để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội.
- Quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của các cuộc cách mạng xã hội.
- Quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra các giá trị văn hóa và tinh thần của xã hội.
0 Nhận xét